Siêu thần lực, thể hiện qua câu chú “Nam Mô Tây Phước Cực Lạc,…”

Câu chú siêu thần lực, thể hiện qua đoạn Câu niệm Phật cầu siêu:

“Nam mô Tây Phương Cực Lạc thế giới Tam Thập Lục Vạn Ức Nhất Thập Nhất Vạn Cửu Thiên Ngũ Bách Đồng Danh Đồng Hiệu Đại Từ Đại Bi Tiếp Dẫn Vong Linh (Tên người quá vãng) A Di Đà Phật.”

Đây được xem, là câu câu chú cầu siêu thần lực nhất hiện nay, vì tụ họp được tất cả giá trị hiện hữu, cũng như vô hữu về điều bí ẩn trong tâm linh “Ít người có thể thấu hiểu, được điều này”. 

Câu chú cầu siêu thần lực

Phiên nghĩa dễ hiểu – Ai Ai cũng hiểu:

“Con thành kính quy y cõi Tây Phương Cực Lạc, nơi có ba mươi sáu nghìn tỷ, một trăm mười một tỷ, chín trăm năm mươi triệu chư Phật cùng chung danh hiệu. Đức Phật A Di Đà với lòng từ bi vô lượng, xin Ngài hãy tiếp dẫn linh hồn của (tên người quá vãng) về cõi Tịnh Độ.”

CHÚ GIẢI:

A. [Câu “Nam Mô Tây Phương Cực Lạc thế giới, tam thập lục vạn ức, nhất thập nhất vạn, cửu thiên ngũ bách, đồng danh đồng hiệu, Đại Từ Đại Bi tiếp dẫn vong linh … (họ tên người quá vãng)… A Di Đà Phật”].

Trích từ Kinh: NIỆM PHẬT BẢO-VƯƠNG

Trong thời kỳ đức Bổn sư THÍCH CA MÂU NI THẾ TÔN còn tại thế, một ngày kia đức Bổn sư thấy có 2 Ông bà già lụm cụm đang niệm Phật và lấy từ hạt lúa để ghi số (Tức là hễ niệm một câu NAM-MÔ A-DI-ÐÀ PHẬT thì lấy ra một hạt lúa bỏ vào trong hũ để nhớ số đếm).

Ðức Bổn sư THÍCH CA NHƯ LAI thấy thế, nên Ngài mới đi đến, ngồi xuống kế bên mà dạy cho hai Ông bà già đang niệm Phật ấy rằng:

“Ta có một pháp rất hay, dạy 2 ngươi niệm Phật một câu thì được số hạt thóc rất nhiều đếm không kể xiết!”.

Hai ông bà già nghe Phật nói vậy rất mừng rỡ, liền quỳ xuống chân thành đảnh lễ Phật và cầu xin Phật từ bi chỉ dạy, vì chúng con tuổi đã quá già rồi…

Lúc ấy Phật THÍCH CA dạy niệm như thế nầy :

“Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế giới, tam thập lục vạn ức, nhất thập nhất vạn, cửu thiên ngũ bách đồng danh đồng hiệu, đại từ đại bi tiếp dẫn đạo sư A-DI-ÐÀ PHẬT”

  • Một vạn ức = 10,000 X 100,000 = 1 tỷ.
  • Tam thập lục vạn ức = 36 vạn ức = 36 tỷ.
  • Nhất thập nhấtt vạn = 10 x 10,000 = 100,000
  • Cửu thiên ngũ bách = 9,000 + 500 = 9,500
  • Nhất thập nhất vạn cửu thiên ngũ bá = 100,000 x 9,500 = 950 triệu

Tổng gom hết các câu trên, tức là 36 tỷ 950 triệu Thượng Thiện Nhân ở cõi Phật đồng tiếp dẫn vong linh. Một câu nguyện tuy ngắn gọn, nhưng ý nghĩa vô cùng rộng lớn. Nếu thân nhân quan tâm, vì người quá cố, nhớ hằng ngày, hàng tuần thất mà thành tâm cầu nguyện bài Vãng Sanh trên và đồng thời niệm Phật, làm các việc phước thiện, rồi hồi hướng cho các vong linh, ắt quyến thuộc quá cố của chúng ta sẽ được thoát khổ, siêu lên cõi Phật. Như vậy, kẻ còn người mất đều được lợi ích. Giới trẻ tuy thương kính ông bà cha mẹ, nhưng đâu biết các việc trọng đại nầy. Chính các việc đó mới thật sự là hiếu kính sâu xa, mới là phước hiếu vô lượng!

Chú thích các “từ ngữ – chia sẻ và giải thích”

  • Cõi Tây Phương Cực Lạc: Là cõi Tịnh độ thanh tịnh, an lạc ở phương Tây, do Đức Phật A Di Đà làm giáo chủ. Đây là nơi mà người tu hành Phật pháp hướng đến để thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử.
  • Các con số (Tam thập lục vạn ức…): Diễn tả sự rộng lớn vô biên của cõi Tịnh Độ và số lượng chư Phật khổng lồ đang tu hành tại đây.
  • Đồng danh đồng hiệu: Nhấn mạnh rằng các vị Phật ở cõi Tây Phương Cực Lạc đều mang danh hiệu A Di Đà Phật.
  • Đại từ đại bi: Ca ngợi lòng từ bi rộng lớn không bờ bến của Phật A Di Đà. Ngài cứu độ chúng sinh thoát khỏi bể khổ của luân hồi.
  • Tiếp dẫn vong linh: Cụm từ này hàm chứa lời cầu nguyện chân thành, mong muốn Phật A Di Đà dùng lòng đại từ bi của mình để dẫn dắt người đã khuất đến với thế giới Tây Phương Cực Lạc.
  • A Di Đà Phật: Danh hiệu của Đức Phật A Di Đà, vị Phật chủ trì cõi Tịnh Độ.

Giá trị câu chú “Cầu siêu” được đánh giá bên dưới:

  • Lòng thành kính, nguyện cầu về cõi Tây Phương Cực Lạc của người niệm Phật.
  • Niềm tin nơi Phật A Di Đà, tin vào khả năng cứu độ chúng sinh, tiếp dẫn linh hồn về với cõi Phật của Ngài.
  • Là lời nhắc nhở về mục tiêu giải thoát, giác ngộ cho cả người đã khuất và người đang sống.
  • Mang ý nghĩa an ủi, xoa dịu nỗi đau mất mát và mang đến niềm hy vọng cho người ở lại khi phải tiễn đưa người thân đã khuất.

Hoàn thiện bài cúng, gửi đến vong linh – cầu siêu cho người quá cố. Giúp họ được giải thoát về “Tây Phương Cực Lạc” 

Giá trị đích thực khi ứng dụng cầu siêu mỗi ngày

Câu niệm Phật này thường được tụng trong các nghi lễ cầu siêu, lễ tang, hoặc giỗ kỵ của người theo Phật giáo Tịnh độ. Việc trì tụng thể hiện lòng thành kính với Phật, mong cầu sự bình an cho người đã khuất, và là lời nhắc nhở bản thân người đang sống hướng thiện, tu tập để có tương lai tốt đẹp hơn.

Bước hoàn thiện cuối cùng, sau khi bạn “Thấu hiểu” tại sao nên có câu chú này. Thì việc bạn đầu tiên bạn làm đó là thực hiện các bước sau đây. 

Bước 1. Truớc hết chắp hương xá 3 xá, nguyện trình:

“Hôm nay con làm lễ tuần thất thứ… cho Ông/Bà …(họ tên người quá vãng)… . Cầu xin cửu huyền thất tổ chứng minh”

(Xá và cắm hương lên bàn thờ cửu huyền)

Bước 2. Chắp hương, hướng về bàn Phật, xá 3 xá và quỷ xuống khấn nguyện:

“Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3 lần)

Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)

Nam Mô Phật Tổ, Phật Thầy, cảm ứng chứng minh. Nay con thành tâm cầu nguyện cho Ông/Bà… (họ tên người quá vãng)… Nhờ ơn Đức Phật từ bi cứu độ vong linh được thoát chốn mê đồ, vãng sanh về miền Tây Phương Cực Lạc. Nam Mô A Di Đà Phật”.

(Xá, cắm hương lên bàn Phật, rồi chắp tay vào ngực, nguyện tiếp):

“Nam Mô Tây Phương Cực Lạc thế giới, tam thập lục vạn ức, nhất thập nhất vạn, cửu thiên ngũ bách, đồng danh đồng hiệu, Đại Từ Đại Bi tiếp dẫn vong linh … (họ tên người quá vãng)… A Di Đà Phật”.

(Đọc 3 lần. Xong lạy 4 lạy)

Bước 3. Đến bàn vong, chắp hương đọc bài chú Vãng Sanh cho vong linh:

“Nam Mô A Di Đa Bà Dạ

Đa tha dà đa dạ

Đa điệt dạ tha

A di rị đô bà tỳ

A di rị đa tất đam bà tỳ

A di rị đa tỳ ca lan đế

A di rị đa tỳ ca lan đa

Dà di nị dà dà na

Chỉ đa ca lệ ta bà ha.”

Xin tiếp dẫn vong linh:

A Di Đà Phật

(Xá, cắm hương bàn vong)

Tiếp theo, kêu gọi tên vong linh:

“Hỡi Ông/Bà…(họ tên người quá vãng)… hãy tỉnh thức, đừng sợ hãi và đừng luyến tiếc điều gì ở cõi trần, hãy bình tĩnh niệm Phật, cầu xin Phật A Di Đà tiếp dẫn về Tây Phương Cực Lạc.” (Lạy 4 lạy).

[Buổi lẽ cầu siêu tại gia đình qua một lần là xong. Ngưng nghỉ một chút, có thể lập lại lần thứ hai, thứ ba… càng nhiều càng tốt. Nếu gia đình đông người, nên đánh máy to ra, mỗi người một bản để trước mặt mà nguyện vái cũng được.]

Nguồn bài viết, có lấy ý 1 phần từ: chualagovap.org.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *