Bài Học Từ Con Đường 200m: Sự Cạnh Tranh Vô Ích và Sự Thiếu Sáng Tạo

1 ĐOẠN ĐƯỜNG DÀI 200M CÓ 5 ĐỐI THỦ – CÙNG KINH DOANH 1 SẢN PHẨM

Trên một con đường dài 200m, có tới 6 quán bán đồ ăn vặt vào buổi tối. Điều đáng ngạc nhiên là tất cả các quán này đều bán những món ăn giống hệt nhau. Tôi tự hỏi tại sao họ không thử đổi món, như bán óc heo tiềm, hủ tíu xào, hay cháo lòng chẳng hạn? Tại sao họ lại chọn cách cạnh tranh khốc liệt với nhau trong việc bán những món ăn giống nhau cho một lượng khách hàng không quá đông vào buổi tối? Tôi đã thử ăn 3 trứng vịt lộn với giá chỉ 20.000₫.

cau-chuyen-ban-hang

Có lẽ, họ chọn cách bắt chước nhau vì nghĩ rằng đó là cách nhanh nhất để thành công, và cũng vì sợ người khác sẽ “cướp” ý tưởng của mình nếu họ sáng tạo ra món mới. Họ cùng nhau hạ giá để cạnh tranh, nhưng cuối cùng, họ chỉ tự làm tổn thương mình. Có thể họ sẽ lãi hơn nếu đóng cửa và đi ngủ sớm hơn.

Nếu ai đó muốn quảng cáo ở đây, họ chỉ cần in một file duy nhất và không cần phải chỉnh sửa nội dung, thậm chí cả tên cửa hàng cũng không cần. Rõ ràng, với mức độ cạnh tranh như vậy, giá cả đã bị giảm sút đáng kể.

Con đường 200m này phản ánh rõ câu chuyện của thị trường Việt Nam trong mọi lĩnh vực. Nếu nhìn xa hơn, ta có thể thấy rằng thói quen này xuất phát từ việc chúng ta thường copy bài, trốn học, mượn bài vở của bạn bè, học thuộc lòng mà không suy nghĩ. Thay vì học hành nghiêm túc để có kiến thức thực sự và sáng tạo, chúng ta lại rèn kỹ năng lách luật, lợi dụng người khác. Nhưng khi ra khỏi không gian quen thuộc, những kỹ năng này hầu như không còn giá trị.

Vậy thì bệnh sợ trách nhiệm, bắt chước và sợ sai xuất phát từ đâu? Có lẽ từ cách giáo dục máy móc, khiến chúng ta sợsai lệch khỏi mẫu tiêu chuẩn, sợ sai kiến thức đã được định rõ, sợ vi phạm cấu trúc bài viết mẫu, sợ không tuân theo quy tắc… Điều này dẫn đến một nghịch lý: những người có óc sáng tạo thường không có điểm số cao khi đi học.

Cuối cùng, “kiến thức” là gì mà lại có “chuẩn kiến thức” và “không chuẩn kiến thức”? Kiến thức không phải là một thứ cố định mà có thể đúng hoặc sai. Kiến thức là sự hiểu biết, là sự nhận thức và khám phá, không phải là một mẫu mực cố định.

 

Tác giả: Anh Linh (Thế giới mica) 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *