Làm sao giữ được động lực tăng trưởng cho toàn bộ nhân sự trong những giai đoạn khó khăn???

Bài viết của anh Lê Anh Tuấn A1

“Công ty mình (ACCESSTRADE) có hơn 1000 doanh nghiệp đang là đối tác, trong năm nay, khi gặp các anh chị doanh nghiệp, nhất là các DN SME trong những ngành như bán lẻ, mỹ phẩm, … thấy rất là áp lực, vì suy giảm của thị trường rất lớn so với năm ngoái.
Ấy thế mà, khi đến thăm 01 doanh nghiệp đối tác của AT, công ty chỉ có 142 nhân sự, mà lợi nhuận TT năm nay cán mốc 1000 tỷ. Và đã hoàn thành KPI từ tháng …. 2. Bên cạnh mảng kinh doanh truyền thống, các anh đang đẩy rất mạnh mảng Số, … để chuẩn bị cho tương lai. Anh TGD nói phải sử dụng lợi nhuận hôm nay, để đầu tư cho ngày mai em à.
Hỏi chuyện, được Anh TGD tâm sự, trước đây công ty anh thua lỗ, bét bảng, cực kỳ khó khăn, vậy mà 10 năm qua liên tục tăng trưởng và trở thành top đầu như hôm nay. Hỏi anh bí kíp là gì: ANh nói: Ở cách làm và ở chăm sóc đời sống tinh thần cho cán bộ nhân viên.
Công ty của anh, toàn bộ anh em được chăm sóc cuộc sống rất tốt, CSVC, ăn uống, tinh thần… thực sự rất tuyệt vời.
Vì vậy, xin chia sẻ thêm góc nhìn của mình, qua trải nghiệm và học hỏi để trả lời cho câu hỏi trên: LÀM SAO GIÚP DOANH NGHIỆP VƯỢT QUA KHÓ KHĂN.
———————————————-
Kinh doanh, cũng như thời tiết vậy, có chu kỳ, có xuân hạ thu đông. Apple công ty số 1 thế giới hiện tại, từ 01 công ty hàng đầu thế giới những năm 80, thì đến năm 90 thế kỷ XX cũng suýt phá sản, nhưng rồi lại comback mạnh mẽ!
Khi kinh doanh đang thuận lợi, thì mọi thứ rất chi là dễ dàng, anh em nhận sự hừng hực, máu lửa, có vấn đề thì chắc chủ yếu là phép chia sao cho “fair”.
Nhưng đang ngon lành, tự nhiên gặp quả mùa đông, thì 80-90% doanh nghiệp “gãy”, đặc biệt các DN SME non trẻ, chưa có nền tảng vững vàng.
– Giai đoạn này, Ban lãnh đạo thấy áp lực khi số giảm, lại tăng sức ép lên tuyến dưới, thay bằng việc động viên, thì thường lại “la mắng, chỉ trích”.
– Quản trị = KPI, tăng cường giám sát, đưa hệ thống công nghệ, … càng chặt chẽ vì thường ngầm định cho rằng: “anh em nhân sự làm chưa hết sức”. Kỹ trị, pháp trị tăng cường.
Kết quả: Kinh tế khó => Giảm doanh thu, profit => Giảm thu nhập => Mất động lực => HIệu quả/đầu nhân sự giảm => công ty đi vào vòng xoáy tiêu điều.
Bình luận: Cũng như cây cảnh, thời điểm tốt nhất để uốn cây là cuối hè đầu tháng 08, khi cây khỏe mạnh. Khi cây đang yếu, đông già, khô khan, lại đi uốn cây, thì việc gẫy cành, chết cây là việc khó tránh khỏi!
———————————————-
Vậy đâu là nguyên nhân và phương hướng xử lý?
Trong khuôn khổ bài viết, tập trung vào “Động lực & Con người”, nên chưa bàn về những vấn đề như chiến lược….
a. Đi tìm nguyên nhân, vì vậy, cũng tập trung vào Con người.
Chúng ta trở lại với toán học một chút, cho nó dễ hiểu. Chúng ta có các tiên đề:
1. Kết quả làm việc của Nhân sự
Performace = Thái độ (Attitute) x Năng lực (Ability) x Opportunity (Cơ hội)
2. Thái độ (Attitute) = Mindset x Động lực (Motivation)
– Mindset = là nền tảng về tư duy. Như các sỹ quan trong quân đội, dù điều kiện khắc nghiệt, vẫn giữ được tinh thần thép. Một người ko có nền tảng tốt, dễ sa ngã, lay động.
– Động lực = Sự nỗ lực, tinh thần trong những giai đoạn (Cái này là thứ hay thay đổi nhất)
3. Động lực – theo Thuyết Kỳ vọng
Nỗ lực cá nhân => Thành tích cá nhân (trong tổ chức) => Phần thưởng tổ chức => Mục tiêu cá nhân.
Theo đó, một người sẽ nỗ lực vì họ kỳ vọng sẽ dẫn tới 1 kết quả nhất định, kết quả đó (đạt KPI) sẽ được tổ chức Tưởng thưởng ($, danh, tình …) => thỏa mãn mục tiêu cá nhân.
Phần thưởng càng to, động lực càng lớn!
Từ (1), (2) và (3) chúng ta suy ra
Kết quả làm việc của 1 nhân sự rút gọn
P = Kỳ vọng về phần thưởng X Năng lực X Cơ hội
Trong đó Kỳ vọng về phần thưởng, ở rất nhiều doanh nghiệp lạị được liên kết với Kết quả P. Trong công thức tính thưởng của mọi doanh nghiệp = Thưởng = P x hệ số K
Vì thế, Khi P giảm, do công việc kinh doanh khó khăn (Cơ hội mất đi), cũng làm cho Động lực suy giảm.
Thực tế, khi kinh doanh khó khăn, người đầu tiên buồn ko phải là lãnh đạo, mà là chính nhân sự, vì họ hiểu rõ nhất, khi số giảm, họ sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập, tới gia đình vợ con.
Hệ số ảnh hưởng của nhân sự cấp thấp, cao hơn nhiều so với lãnh đạo cấp cao (những người thường có nền tảng tài chính, tâm lý tốt hơn).
Như vậy, chúng ta đã tìm ra mối quan hệ của việc ĐỘNG LỰC NHÂN SỰ & KẾT QUẢ KINH DOANH.
– 1 doanh nghiệp làm ăn tốt => Phần thưởng nhiều => động lực anh em tốt => Hiệu quả làm việc tăng => Làm công ty làm tốt hơn (Vòng xoáy lên)
– Ngược lại, khi doanh nghiệp khó khăn => Phần thưởng ít => động lực giảm => Hiệu quả làm việc giảm => Công ty càng suy yếu (Vòng xoáy xuống)
b. Lời giải là gì?
Đến đây, chúng ta cũng đã thấy được cơ bản cách giải của doanh nghiệp khi kết quả kinh doanh và môi trường khó khăn rồi.
P = Thái độ x Năng lực X Cơ hội

no-luc no-luc1

Suy ra

1. Tăng động lực cho nhân sự = Cơ chế tài chính, cơ chế phi tài chính, tăng cường các hoạt động tinh thần, chia sẻ, động viên. Giảm bớt áp lực ko đáng có, giảm bớt hoạt động giám sát.
Việc tăng cường áp lực, giám sát, ko khác gì 1 đứa trẻ đã học kém, bố mẹ lại suốt ngày mắng mỏ, so sánh => Tự tử
Lúc này văn hóa doanh nghiệp, truyền thông nội nộ, các hoạt động tinh thần rất quan trọng.
Việc chi trả, tính thưởng cho anh em nhân sự, dù kém sơ với trước, vẫn phải được đầu tư và cố gắng tối đa để giữ cho nhân sự động lực làm việc cao nhất.
Lãnh đạo phải là người thủ lĩnh tinh thần, động viên anh em thường xuyên, xông vào những nơi khó khăn, giảm đánh golf, … để cùng anh em nỗ lực.
2. Năng lực
– KHi thị trường suy giảm, anh em nhân sự nhận thấy, mình vẫn làm thế, sao mà hiệu quả lại giảm. Họ bế tắc. Lúc này cần bổ sung những năng lực mới, skill mới để tăng hiệu suất làm việc và thích ứng với những thị trường, cơ hội mới.
– Việc đào tạo lúc này, cũng là cách để giữ được động lực cho anh em, khi nhân sự thấy họ được phát triển, được ghi nhận (phần thưởng non finance) thì động lực cũng vì thế mà tăng lên
3. Cơ hội
– Với những mảng kinh doanh khó, cần tái cấu trúc, chuyển nhân sự sang những mảng có cơ hội, ra số.
– Thời điểm này, nhân sự rất sợ cái mới, mà thường có tinh thần giữ cái cũ, dù biết cái cũ càng ngày càng giảm dần.
Vì vậy, người lãnh đạo phải làm gương, có những nhân sự mới (Gen mới) làm mẫu. Thậm chí là fake it until make it – Như Jack ma đã làm (mua hết hàng của alibaba ngày đầu mở bán, để anh em có động lực) hay như Anh Bình FPT – cho người đóng giả khách hàng để anh em Fsoft giai đoạn mới thấy có lòng tin.
Kết bài,
Doanh nghiệp, dù to đến mấy, như Nokia, … cũng phải theo những quy luật, chu kỳ của kinh tế, thị trường. Để Doanh nghiệp luôn phát triển vững mạnh và bền vững, thiết nghĩ, ngoài tầm nhìn, chiến lược, thì gốc vẫn là CON NGƯỜI. Mà ở đó, NĂNG LỰC và ĐỘNG LỰC là 2 yếu tố cực kỳ quan trọng.
Giai đoạn này, thị trường toàn cầu gặp khó, và chắc chắn khó khăn sẽ ko chỉ 1-2 ngày. Và đến khi thị trường tốt lên, thì nó đã ko còn là thị trường như cũ, đòi hỏi mọi doanh nghiệp phải “Tiến hóa” để phù hợp với bối cảnh mới. Để làm được như vậy, cần 1 đội ngũ nhân sự từ lãnh đạo tới nhân viên đồng lòng, quyết tâm, sáng tạo và hành động quyết liệt để vươn lên!
AT bọn mình, trong 8 năm hình thành và phát triển, cũng trải qua nhiều thăng trầm, rất may mắn, là có được HDQT, BLD và anh em đoàn kết, thấu hiểu, nên vượt được rất nhiều thác ghềnh.
p/s: Bài viết, mang ý kiến chủ quan, rất mong nhận được thêm ý kiến của anh chị em chủ doanh nghiệp góp ý xây dựng, để có những giải pháp tốt, giúp các DN SME vượt qua khó khăn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *