(Chỉ viết cho học trò – chịu khó đọc, ngẫm và tư duy để “lớn”, người lạ vui lòng lướt qua).
CÁC TẦNG LÀM CHỦ (cuối)
Tầng 4 – Kiếm tiền bằng Chuỗi Hệ thống Kinh doanh
Tất nhiên để làm chủ được tầng này, người ta không thể vụn vặt, nhỏ lẻ trong cách nghĩ, cách làm được, cho nên ở tầng này chỉ toàn Cá Mập.
Một business lớn, với tầm nhìn xa trông rộng, với nội lực cấp tập đoàn, với sự qui tụ của những con người ưu tú trong ngành.
Thường chia thành 3 dạng:
1. Thông qua năng lực lõi của Cty / Tập đoàn có bề dày kinh nghiêm trận mạc trong kinh doanh, họ chọn FnB làm mũi nhọn, dồn lực đầu tư cho ngành này để chiếm phần lớn thị phần như TN, KC…
2. Thông qua nghiên cứu các thương hiệu đang lead / top of mind thị trường, các tập đoàn lớn họ đổ tiền ra để mua bán, sáp nhập (M&A) như câu chuyện của PL, HL…
3. Xác định được đúng mạch của mỏ vàng FnB, họ quyết định tự đầu tư tập trung vào ngành này như câu chuyện GGG, D1…
Trước khi bắt đầu, họ phải trải qua một thời gian dài để nghiên cứu ngành, nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ, nghiên cứu thương hiệu, nghiên cứu xu hướng khách hàng…
Để chuẩn bị triển khai dự án, họ phải dành 80% thời gian cho paper-work, chỉ dành 20% cho công tác triển khai.
•Với trường hợp 1 – Dựa trên nên tảng sẵn có, họ tập trung cho quản trị hệ thống, thu hút nhân lực, mở rộng thị trường, xây dưng chiến lược kinh doanh dựa trên thị trường mục tiêu đã được định vị rõ ràng.
•Với trường hợp 2 – Họ sẽ bắt tay vào cơ cấu tổ chức, tuyền thông, hoạch định lại chiến lược… khi qui ” giang sơn về 1 mối” và gia tăng độ phủ thương hiệu.
•Với trường hợp 3 – Có thể sơ lược dựa vào kinh nghiệm thực chiến, mình tạm Statement of Work thế này :
“• Bước 1:
– Phân tích về năng lực của bản thân / doanh nghiệp: Tài chính, tư duy Quản trị, Kinh doanh, kỳ vọng dự án.
– Xác định về các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp khi tham gia ngành FnB, đâu sẽ là USP của mình với đối thủ.
– Phân tích và nhận định các yếu tố Thị trường, xu hướng ngắn hạn và dài hạn.
– Phân tích các yếu tố SWOT của bản thân / doanh nghiệp và Phân tích PEST của ngành, sản phẩm / dịch vụ => mô hình kinh doanh cạnh tranh.
• Bước 2: Khảo sát và đánh giá tính khả thi tiền dự án.
– Khảo sát thị trường.
– Khảo sát & Phân tích địa điểm dự án: vị trí, giao thông, kết nối, khả năng xây dựng, thi công
– Định hướng kinh doanh: kịch bản, qui trình
– Tự phân tích và cần có sự phản biện => Ra được Finally Concepts.
– Lên kế hoạch kinh doanh sơ khởi – Initial Business plan
– Khái toán dự toán đầu tư. Pre Financial Budget
– Khái quát tiến độ thực hiện dự án”…
Sau khi cửa hàng đầu tiên đi vào vận hành thử nghiệm, qua giai đoạn ổn định, hoàn thiện đóng gói công tác quản lý – vận hành, công tác nhân bản bắt đầu triển khai tại các địa điểm có đối tượng khách hàng mục tiêu mà họ đã target, mở rộng tại các thành phố lớn traffic cao.
Trong quá trình đó, họ lại tiếp tục nghiên cứu các concepts khác có thể phù hợp bán chéo cho chính thị trường họ đã định vị. Thường thì Nhà đầu tư thường kiểm soát chặc chẽ yếu tố market size để tránh hiện tượng cung vượt cầu, thay vào đó – nhờ sự tác động của Brand Mẹ, các Brand con rất dễ chiếm lĩnh thị trường, tạo ra một hệ sinh thái ” bít lối thoát khách hàng”, nghĩa là nhu cầu nào của khách hàng là lớn, họ sẽ xuất hiện để đáp ứng và khai thác triệt để.
Ở tầng này để kiếm tiền nó dễ như đi du lịch, thông qua rất nhiều hình thức từ lợi nhuận trong kinh doanh, làm chủ cuộc chơi về cost units với supplies, sử dụng đòn bẩy tài chính, thu hút dòng tiền từ cá nhân lẫn quỹ đầu tư, chuyển lợi nhận sang những kênh đầu tư khác có khả năng sinh lợi cao hơn… vân vân và mây mây.
Túm lại, tầng này – hình ảnh “Nhà đầu tư” không nằm ở một người, mà hình ảnh là 1 thương hiệu cấp Tập đoàn, đôi khi người chủ thật thường “ẩn” tên tuổi và hình ảnh cá nhân, nhưng phải sự tác động mang tính tầm vóc, năng lực tổ chức đỉnh cao, tư duy quản trị hệ thống chuyên nghiệp… đủ sức cạnh tranh sòng phẳng với các thương hiệu Ngoại.
Cá nhân mình thấy, văn hóa doanh nghiệp ở tầng này nơi này khá rõ nét, mang nhiều giá trị cho xã hội hơn các tầng dưới. Nên mới là nơi truyền cảm, khơi dậy khao khát làm chủ cho thế hệ trẻ, là cảm hứng cho những thương hiệu nhỏ noi theo và chắn chắn rồi – họ là những thương hiệu mang tính rường cột của Ngành FnB tại VN.